Ung thư dạ dày có tỉ lệ tử vong cao đứng thứ ba trong các chứng bệnh ung thư. Ăn nhiều muối là một trong những tác nhân gây bệnh nhưng không phải là duy nhất. Bệnh vẫn có thể trị khỏi nếu phát hiện sớm.
Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong ba loại ung thư gây tử vong hàng đầu, sau ung thư phổi, gan. Khoảng 870.000 ca mới và 650.000 ca tử vong hằng năm, chiếm xấp xỉ 10% các ca ung thư mới. Tại Mỹ, trong năm 2006 có 21.860 bệnh nhân UTDD được chẩn đoán, và 11.430 ca tử vong. Tại BV Ung bướu, UTDD là một trong 10 loại ung thư thường gặp, bệnh viện nhận điều trị khoảng 200-250 trường hợp mỗi năm.
Nhận diện UTDD và điều trị
UTDD không có triệu chứng đặc trưng. Bệnh nhân có biểu hiện chung như sụt cân, chán ăn, mệt mỏi và đau râm ran vùng bụng trên. Tình trạng thiếu máu mạn tính.
Những triệu chứng của khối bướu gây ra như nuốt nghẹn (bướu ở phần trên dạ dày); buồn nôn, nôn, thậm chí nôn cả thức ăn của những ngày trước, liên quan đến vị trí bướu ở phần cuối dạ dày. Muộn hơn, bệnh nhân đến khám vì tình trạng báng bụng (trong bụng có nước), hay sờ được khối bướu trong ổ bụng.
Điều trị UTDD hoàn toàn phụ thuộc vào tiến triển của bệnh. Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu. Kết hợp hóa trị và xạ trị sau mổ phụ thuộc vào tình trạng bệnh có di căn hay chưa.
Những trường hợp chẩn đoán sớm, khi thương tổn nhỏ và còn khu trú ở lớp niêm mạc dạ dày (còn nằm nông, chưa ăn sâu vào vách của dạ dày) có thể điều trị bảo tồn được dạ dày, không cần cắt bỏ dạ dày.
Một ca phẫu thuật lấy toàn bộ dạ dày vì bị ung thư.
Một khi khối bướu đã quá to, bắt buộc phải cắt bỏ rộng, đôi khi phải cắt hết toàn bộ dạ dày và được tạo hình dạ dày mới bằng một đoạn ruột non. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể phẫu thuật được, vì phần lớn bệnh nhân đến nhập viện khi bệnh đã trễ, đã có di căn hoặc đã lan tràn toàn bộ ổ bụng.
Khi bệnh ở giai đoạn trễ, gây ra các triệu chứng như nôn ói, đau, xuất huyết, tắc nghẽn… việc điều trị chỉ mang tính tạm bợ mà thôi.
Phòng ngừa UTDD như thế nào?
Để phòng ngừa UTDD, người ta khuyên nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm ướp muối, bảo quản không tốt hay những thức uống bị nhiễm khuẩn. Nên bổ sung thêm chế độ ăn có nhiều vitamin A, C và những chất vi lượng.
Bổ sung các loại thức ăn có lợi như trái cây, rau tươi có nhiều chất xơ, và các chất chống oxy hóa (sẽ giúp ngăn chặn sự biến đổi muối nitrat thành nitrosamin dẫn đến gây UTDD) được xem như là yếu tố bảo vệ. Như vậy, chúng ta có phải kiêng cử các món ăn đặc sản Nam Bộ như mắm kho hay lẩu mắm? Ai cũng dễ nhận ra rằng khi ngồi trước cái lẩu mắm thơm lừng và một đĩa rau xanh mướt, rất khó lòng bỏ qua cơ hội. Ông bà ta ngày xưa đã vô tình có cách phòng bệnh UTDD một cách chủ động, phối hợp trong món ăn vừa có rau vừa có mắm. Những chất chống lão hóa như rau tươi sẽ hóa giải và làm trung hòa nitrat tồn đọng trong dạ dày.
Điều quan trọng nhất vẫn là tầm soát và phát hiện nhiễm Helicobacter pylori (Hp). Hiện nay, việc chẩn đoán tình trạng nhiễm Hp có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp. Những cơ sở y tế có thực hiện nội soi chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa nói chung là phát hiện tình trạng nhiễm Hp dễ dàng. BV Ung bướu đã làm thường quy qua nội soi dạ dày. Việc phát hiện sớm nhiễm Hp có thể điều trị khỏi và phòng ngừa UTDD.
_____________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.